Hung Gar Kiu Gung by Lin Xin - Kiều Công Hồng Gia Quyền

30.000 VNĐ

Hung Gar Kiu Cung by Lin Xin là bộ video gồm 2 tập chứa trong 1 DVD hướng dẫn bạn thực hiện toàn bộ các kỹ thuật Kiều Công trong Hồng Gia Quyền. 

Hung Gar Kiu Gung by Lin Xin - Kiều Công Hồng Gia Quyền

Đây là một trong những bộ kỹ thuật rất hay, cương mãnh và uyển chuyển, nghiêng về nội công và đặc biệt là các động tác ở tay.

Để hiểu rõ hơn về phép Kiều Công bạn hãy tham khảo nội dung sau:

Hung Gar Kiu Gung by Lin Xin - Kiều Công Hồng Gia Quyền

Tuy rằng các hệ Hồng Quyền có chung đặc trưng là Ngũ Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc) nhưng để phân biệt Hồng Quyền của Hồng Hi Quan đó là kĩ thuật Kiều Thủ chia thủ pháp (đòn tay) làm 3 tiết đoạn: cổ tay, từ cổ tay đến cùi chỏ, từ cùi chỏ đến vai, và lối đánh phổ biến là kĩ thuật Trường Kiều (cánh tay thẳng dài và nắm thành quyền) đong đưa hai bên vai và hông như đòn gánh và đứng tấn Đại Mã tức thế tấn rộng và thấp.

Hung Gar Kiu Gung by Lin Xin - Kiều Công Hồng Gia Quyền

Chí Thiện Thiền Sư và Hồng Hi Quan là người đã phát kiến và sáng tạo ra lối đánh Trường Kiều độc đáo và Kĩ Thuật Trường Kiều sau này đã trở nên rất thịnh hành trong các môn quyền thuật của Thiếu Lâm Trung Ngoại Chu Gia, Thiếu Lâm Thái Gia và Thái Lý Phật, Thiếu Lâm Phật Gia Quyền của các vị Lạt Ma ở Tây Tạng, đặc biệt là trong bài Nam Quyền của bộ môn Wushu hiện đại của Trung Quốc hiện nay.

Hung Gar Kiu Gung by Lin Xin - Kiều Công Hồng Gia Quyền

Kĩ Thuật Trường Kiều (người Quảng Đông còn gọi là Phao Quyền) đứng tấn Đại Mã (bộ tấn rộng) là kĩ thuật rất đặc trưng trong bài Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Ngũ Hình Quyền (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc), Thập Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Sư, Hầu, Mã, Bưu) Bưu là con cọp (hổ) con, Hắc Hổ Quyền của Thiếu Lâm Hồng Quyền và Tiểu Phục Hổ Quyền, Đại Phục Hổ Quyền của Thiếu Lâm Trung Ngoại Chu Gia,...

Hung Gar Kiu Gung by Lin Xin - Kiều Công Hồng Gia Quyền

Bất cứ ai đã học Hồng Quyền Hồng Hi Quan đều biết kĩ thuật Trường Kiều Đại Mã là sở trường của lưu phái này chuyên chủ cương trong khi các hệ Hồng Quyền khác thường đánh đoản kiều (đòn tay ngắn) và chủ về cương nhu nhập nội (cận chiến).

Hung Gar Kiu Gung by Lin Xin - Kiều Công Hồng Gia Quyền

Trân trọng giới thiệu!

Nhà sản xuất: GZBeauty Presents
Võ sư: Lin Xin
Định dạng: Decoded DVD VIDEO, DVD-5, PAL, AC-3, 192kbps, 48.0khz, 16bit, 2 channels
Tên tiếng Việt: Kiều Công Hồng Gia Quyền
Tỷ lệ: 4:3
Menu: No
Loại tập tin: VOB, INFO,...
Ngôn ngữ: Tiếng Hoa
Phụ đề: Tiếng Hoa
Loại phụ đề: Hardsub
Tổng số tập: 2
Tổng thời lượng: 107 phút
Xuất xứ: China
Số lượng đĩa: 1
Năm phát hành: 2003
Độ tuổi thích hợp: G


Khi quý khách cần tư vấn hoặc đặt hàng, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Nhân viên Tư vấn và Bán hàng: Dương Trọng Hiếu
Điện thoại: 0973.422.364 (24/7) - 08.54.033.798 (giờ hành chính)
Email: dathang@sachvang.vn hoặc thongbao@sachvang.org
Đôi nét về Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền (Shaolin Hung Gar Kuen)

Hồng Gia quyền (:洪家拳) còn được gọi là Thiếu Lâm Hồng gia quyền (Shaolin Hung Gar Kuen), hay Hồng quyền (Hung Kuen), Thiếu Lâm Hồng Quyền (Shaolin Hung Kuen) là một hệ phái  trong hệ thống võ thuật cổ truyền của  ở miền nam có gốc từ   chứ không phải của   .BCcaBruceLee1024x768 2406 Đôi nét về Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền (Shaolin Hung Gar Kuen)

Nguồn gốc

Các danh quyền và danh phái võ thuật trong dân gian ở Trung Hoa thường được lưu truyền rằng đó là những bộ môn quyền thuật tiêu biểu, có tính đặc trưng cho tất cả các môn quyền và võ phái Trung Hoa cổ truyền khác, và nói chung là đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm. Do vậy ở Trung Hoa từ xưa đến nay thường có câu “thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm” nghĩa là “tất cả các bộ môn võ thuật ở Trung Hoa đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm”. Thiếu Lâm Hồng gia thuộc   trong hệ phái
Có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc Thiếu Lâm Hồng gia.

Đôi nét về Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền (Shaolin Hung Gar Kuen)

Hồng Hy Quan

Giả thiết thứ nhất cho rằng: người sáng lập môn phái là  (: 洪熙官, phiên âm: Hung Hei-Gun)- một đệ tử tục gia của  (至善 – Jee Sin) thiền sư trụ trì tại chùa  ở tỉnh  vào đầu thời kỳ vua   (không phải là chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam). Sau khi chùa Thiếu Lâm Nam Phái Phúc Kiến theo truyền thuyết bị quan quân nhà Thanh đốt phá, Hồng Hy Quan đã rời chùa Nam Thiếu Lâm trở về thành phố  quê hương ông thuộc tỉnh  và mở võ quán truyền bá . Nhưng để giấu tung tích ông đã gọi môn võ này là  (Hung Kuen) hay  (Hung Gar Kuen).

Lục A Thái (Luk A Choy) là truyền nhân của Chí Thiện Thiền Sư và sau này cũng được Chí Thiện Thiền Sư gửi đến Hồng Hy Quan để thụ huấn thêm . 

Lục A Thái truyền lại cho Hoàng Thái (Wong Tai), Hoàng Thái truyền lại cho con trai là Hoàng Kỳ Anh (Wong Ky Ying), Hoàng Kỳ Anh truyền lại cho con trai là  (Wong Fei Hung – 1847-1924),  truyền lại cho Lâm Thế Vinh (Lam Sai Wing – –), Lâm Thế Vinh truyền lại cho con trai là Lâm Tổ (Lam Cho – -?) và cháu nội (con của Lâm Tổ) là  (Lam Chun Fai) sinh năm 1940, Lâm Tổ hiện nay đang sống ở Hồng Kông được 97 tuổi (2007), tất cả các môn đồ Hồng Quyền Hồng Hy Quan ở Quảng Đông và Hoa Kỳ hiện nay đều là học trò của Lâm Thế Vinh và Lâm Tổ.

Lâm Chấn Huy (1940 – ?) hiện nay vẫn còn sống tại Hongkong và là chủ tịch hiệp hội Hồng Gia Quyền Quốc Tế, năm 2004 Lâm Chấn Huy đã có chuyến du lịch sang Nga và các nước trong khối liên bang Nga (SNG) để truyền bá Hồng Gia Quyền.Ông Lâm Chấn Huy đã từng sang Việt Nam và ghé thăm võ sư Nguyễn Quang Dũng chủ nhiệm Võ đường Thiếu Lâm Hồng Gia 220 Hàng Bông thuộc dòng Hồng Gia Quyền Quảng Tây của cụ Tô Tử Quang tại Hà Nội và có chụp hình lưu niệm.(xem Video Clip Lâm Chấn Huy diễn một đoạn ngắn Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Thiết Tuyến Quyền là 3 bài quyền chính yếu trong Hồng Gia Quyền

Lâm Thế Vinh đã viết 3 cuốn sách nổi tiếng trình bày bộ quyền thuật của  là Cung Tự Phục Hổ quyền, Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền được xuất bản tại  vào năm 1920 và được dịch xuất bản ra tiếng Việt vào năm 1973 tại Sài Gòn trước năm 1975 (xem mục Tham Khảo phía dưới bài này). Họ Lâm còn truyền bá Hồng Gia quyền ra khắp tỉnh  và , Bắc Mỹ, Anh quốc,…

Thật ra Hồng Gia quyền cũng như  có rất nhiều bộ quyền khác 3 bộ quyền trên nhưng ít người biết đến. Do ảnh hưởng của họ Lâm mà Hồng Gia quyền được biết đến nhiều hơn ở bên ngoài Trung Hoa đại lục

Nhưng với  thì cho rằng: Hồng Quyền có nguồn gốc từ Minh Thái Tổ  vì chữ Hồng có nghĩa là Hồng Võ Diên Niên là niên hiệu đầu tiên của vương triều .

Còn thuyết khác thì cho rằng Hồng quyền do Tống Thái Tổ  nằm mơ gặp Tiên Ông dạy cho 36 động tác căn bản Hồng quyền rồi theo đó sáng tạo Thái tổ trường quyền. Sở dĩ gọi là Thái tổ trường quyền là để phân biệt với các bài trường quyền của .

Nếu quan sát kỹ ta thấy bài Thái tổ trường quyền có rất nhiều động tác, thủ pháp căn bản của Hồng quyền mà sau này các hệ phái Thiếu Lâm Hồng Gia quyền khác đều có trong các hệ thống bài tập sau này.

Bài  và  nổi tiếng của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn đang được truyền bá hiện nay tại chùa ở Trung Quốc và một số lưu phái Thiếu Lâm ở Việt Nam hiện nay là minh chứng hùng hồn nhất rằng Hồng Quyền xuất phát từ Thiếu Lâm Tung Sơn có trước khi chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến ra đời sau này. Do vậy môn Hồng Quyền có trước khi cả Chí Thiện Thiền Sư và Hồng Hy Quan xuất hiện.

Đặc trưng của Quyền Phổ Thiếu Lâm Hồng Gia

Lâm Thế Vinh, học trò của  trong chiêu thức  trong bài Cung Tự Phục Hổ quyền của
Thiếu Lâm Hồng gia quyền chủ về cương ngạnh, cận chiến và bám tấn. Hệ thống bài quyền và binh khí rất phong phú, gồm: La Hán Xuất Động, Sư Tử Cổn Cầu, Song Long Xuất Hải, Yến Tử Quy Sào (én bay về tổ), Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Hồng Quyền, Nam Hồng Quyền, Thiết Tuyến Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Cung Tự Phục Hổ Quyền, Dạ Hổ Xuất Lâm, Hắc Hổ Quyền, Hồng Gia Phá Sơn Quyền, Ngũ Hình Quyền (Long-Hổ-Báo-Xà-Hạc), Thập Hình Quyền (Long-Xà-Hổ-Báo-Hạc-Tượng-Hầu-Sư-Mã-Bưu), Kim Hầu Quyền, Ngũ Lang Bát Quái Côn, Bát Quái Côn Đơn Đầu, Lưỡng Đầu Côn, Đơn Đao, Song Đao, Mễ (Ghế Ngựa), Đơn và Song Ngư, Đinh Ba, Côn Tam Khúc, Tiêu, Quạt ,…

Hồng quyền xuất phát từ Tống Thái tổ  và Lý Tẩu thì luyện bài Thái tổ Trường quyền, Đại Hồng quyền, Tiểu Hồng quyền,… là những bộ quyền của   . Lý Tẩu vốn là cao thủ môn Hồng Động Thông Bối quyền mà dân gian vùng Hà Bắc (Trung Quốc) thường gọi tắt là Hồng quyền gây ra sự ngộ nhận lầm lẫn sau này với Hồng quyền của Hồng Hi Quan gọi tắt từ chữ Hồng gia quyền.

Hồng quyền của Hồng Hi Quan và  xuất phát từ   nên luyện bài xưa nhất của  là Cung Tự Phục Hổ quyền, Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền, Ngũ Hình quyền (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc), Thập Hình quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Sư (tử), Mã, Hầu, Bưu [cọp con]), Hắc Hổ quyền, Phá Sơn quyền,…
Ngũ Hình Quyền

Điểm nổi bật giống nhau giữa các hệ phái Thiếu Lâm Hồng Quyền là hệ thống Ngũ Hình Quyền dựa trên cơ sở các động tác của Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc tượng trưng cho  (Long (Thổ) luyện Thần, Xà (Thủy) luyện Khí, Hổ (Kim) luyện Xương Cốt, Báo (Mộc) luyện Gân, Hạc (Hỏa) luyện Tinh). Cũng có một số hệ phái Hồng quyền không có hệ thống Ngũ Hình Quyền, những hệ phái Hồng quyền này rất ít và không phải là Hồng quyền tiêu biểu.

Ngũ Hình quyền thật ra có nguồn gốc ban đầu từ    vào thời  do Thu Nguyệt thiền sư, là pháp danh của Bạch Ngọc Phong, sáng tác trên cơ sở phát triển của 173 chiêu thức của La Hán Thập Bát thủ (18 thế tay của phật A La Hán).

Sau này bộ Ngũ Hình quyền này đã truyền vào chùa  ở , do vậy các phái võ miền Nam Trung Hoa có nguồn gốc từ   đều có Ngũ Hình quyền, ví dụ như  chẳng hạn cũng có bài Ngũ Hình quyền riêng không giống Ngũ Hình quyền của Hồng Gia quyền.

Bài Ngũ Hình quyền của Hồng Gia quyền sau này được phát triển lên thành Thập Hình quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Mã, Sư, Hầu, Bưu), có nhiều lưu phái Hồng Gia quyền của Hồng Hy Quan đã không còn dạy bài Ngũ Hình nữa mà chỉ còn dạy bài Thập Hình.
Hiện nay nhiều lưu phái Hồng Gia quyền lấy hẳn bài Thập Hình quyền làm đặc trưng quyền pháp vì trong đó đã có bài Ngũ Hình rồi.
của  sau này cũng được sáng tác trên cơ sở Hổ hình quyền và Báo hình quyền của Ngũ Hình quyền của .

Kiều thủ

Tuy rằng các hệ Hồng Quyền có chung đặc trưng là Ngũ Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc) nhưng để phân biệt Hồng Quyền của Hồng Hi Quan đó là kĩ thuật Kiều Thủ chia thủ pháp (đòn tay) làm 3 tiết đoạn: cổ tay, từ cổ tay đến cùi chỏ, từ cùi chỏ đến vai, và lối đánh phổ biến là kĩ thuật Trường Kiều (cánh tay thẳng dài và nắm thành quyền) đong đưa hai bên vai và hông như đòn gánh và đứng tấn Đại Mã tức thế tấn rộng và thấp.

Chí Thiện Thiền Sư và Hồng Hi Quan là người đã phát kiến và sáng tạo ra lối đánh Trường Kiều độc đáo và Kĩ Thuật Trường Kiều sau này đã trở nên rất thịnh hành trong các môn quyền thuật của  ,  và ,   của các vị  ở , đặc biệt là trong bài  của bộ môn  hiện đại của Trung Quốc hiện nay.

Kĩ Thuật Trường Kiều (người Quảng Đông còn gọi là Phao Quyền) đứng tấn Đại Mã (bộ tấn rộng) là kĩ thuật rất đặc trưng trong bài Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Ngũ Hình Quyền (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc), Thập Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Sư, Hầu, Mã, Bưu) Bưu là con cọp (hổ) con, Hắc Hổ Quyền của  và Tiểu Phục Hổ Quyền, Đại Phục Hổ Quyền của  ,…

Bất cứ ai đã học Hồng Quyền Hồng Hi Quan đều biết kĩ thuật Trường Kiều Đại Mã là sở trường của lưu phái này chuyên chủ cương trong khi các hệ Hồng Quyền khác thường đánh đoản kiều (đòn tay ngắn) và chủ về cương nhu nhập nội (cận chiến).

Đăng nhận xét