Kỹ Thuật Chiến Đấu Trong Aikido

Môn sinh học rất nhiều đòn đánh khác nhau để mà các kĩ thuật Aikido có thể thực hiện được. Mặc dù các đòn đánh không được luyện tập xuyên suốt như các môn võ dựa trên các đòn đánh, các đòn đánh mạnh hoặc giữ chặt cần để học cách áp dụng các kĩ thuật đánh một cách đúng đắn và hiệu quả.

Rất nhiều đòn (打ち uchi?) của Aikido thường được xem là tương tự đòn chém của kiếm hoặc một vật được cầm nắm khác, có thể cho thấy nguồn gốc các kĩ thuật là từ chiến đấu có vũ khí. Các kĩ thuật khác có vẻ là đấm (tsuki), cũng được luyện tập như là lao vào với kiếm hoặc dao. Đá thường là dành cho các biến tướng ở trình độ cao; lý do là vì việc ngã sau một đòn đá là rất nguy hiểm, và đòn đá (đá cao nói riêng) không thông dụng trong các trận chiến thời phong kiến Nhật Bản. Một số đòn đánh cơ bản bao gồm:


Chém trước đầu (正面打ち shōmen'uchi?) một đòn chém dọc vào đầu.

Chém cạnh đầu (横面打ち yokomen'uchi?) một đòn chém chéo bằng dao vào cạnh đầu hoặc cổ.

Đấm ngực (胸突き mune-tsuki?) một cú đấm vào thân. Các mục tiêu đặc biệt bao gồm ngực, bụng, và dạ dày. Cũng giống như "đấm trung đẳng" (中段突き chūdan-tsuki?), và "đấm trực tiếp" (直突き choku-tsuki?).

Đấm mặt (顔面突き ganmen-tsuki?) một cú đấm vào mặt. Cũng như "đấm thượng đẳng" (上段突き jōdan-tsuki?).

Người mới luyện tập thường tập các kĩ thuật từ tư thế nắm, bởi nó an toàn hơn và bởi nó dễ dàng hơn để cảm nhận dòng năng lượng và lực nắm hơn là một cú đánh. Một số tư thế nắm phát triển từ từ thế nắm khi đang cướp vũ khí; một đòn sau đó được sử dụng để thoát ra và làm bất động hoặc tấn công người cầm nắm. Một số ví dụ về các đòn nắm cơ bản:

Kỹ Thuật Chiến Đấu Trong Aikido

Nắm một tay (片手取り katate-dori?) một tay nắm một cổ tay.

Nắm hai tay (諸手取り morote-dori?) hai tay nắm một cổ tay.

Nắm hai tay (両手取り ryōte-dori?) hai tay nắm hai cổ tay. Cũng giống như "Nắm hai tay vào một tay" (両片手取り ryōkatate-dori?).

Nắm vai (肩取り kata-dori?) tư thế nắm vai.  "Nắm hai vai" là ryōkata-dori (両肩取り?)

Nắm ngực (胸取り mune-dori?) nắm phần ngực (áo). Cũng giống như "nắm cổ áo" (襟取り eri-dori?).

Lược đồ đòn ikkyō, hay "Đòn số một". Yonkyō có cùng cách thức đánh, nhưng tay trên nắm cẳng tay thay vì nắm cùi trỏ.

Sau đây là một mẫu của các đòn ném và khóa cơ bản được luyện tập nhiều. Thuật ngữ có thể thay đổi tùy vào các tổ chức và loại Aikido, vì vậy những thứ sau đây là các thuật ngữ được sử dụng bởi Tổ chức Aikikai. Nhớ rằng mặc dù tền của năm đòn đầu tiên được liệt kê ra, chúng không phải lúc nào cũng được dạy theo trình tự như vậy.[15]

Đòn thứ nhất (一教 ikkyō?) một đòn kiểm soát đặt một tay lên củi trỏ và một tay gần cổ tay để ấn uke xuống đất. Tư thế nắm này cũng gây ra áp lực lên dây thần kinh ở củi trỏ.

Đòn thứ hai (二教 nikyō?) một đòn khóa cổ tay làm vặn tay và gây đau đớn.

Đòn thứ ba (三教 sankyō?) một đòn vặn hướng xoắn lên gây đau toàn bộ tay, củi trỏ và vai.

Đòn thứ tư (四教 yonkyō?) kiểm soát vai tương tự ikkyō, nhưng với cả hai tay giữ cẳng tay.

Đòn thứ năm (五教 gokyō?) một biến thể của ikkyō trong đó tay nắm cổ tay là ngược lại. Thông dụng trong tantō và các đòn tước vũ khí khác.

Ném bốn hướng (四方投げ shihōnage?) Tay bị gập lại ra sau vai, khóa khớp vai.

Trả cẳng tay (小手返し kotegaeshi?) một đòn khóa cổ tay-ném kéo giãn gân.

Ném thở (呼吸投げ kokyūnage?) một thuật ngữ dùng cho rất nhiều loại "ném căn thời gian".

Ném tiến vào (入身投げ iriminage?) đòn ném mà trong đó nage di chuyển vào nơi uke đứng.
 
Ném Thiên-Địa (天地投げ tenchinage?) bắt đầu bằng ryōte-dori; tiến lên, nage luồn một tay xuống thấp ("Địa") và một tay cao ("Thiên"), làm uke mất thăng bằng để mà đối thủ bị ngã.
 
Ném hông (腰投げ koshinage?) phiên bản Aikido của đòn ném hông. Nage hạ thấp hông hơn uke, sau đó bẩy uke lên.
 
Ném thập tự (十字投げ jūjinage?) một đòn ném mà khóa tay lại với nhau. (nage là ném: 投げ) (jūji là thập tự: 十字)
 
Ném xoay (回転投げ kaitennage?) nage luồn tay ra sau cho tới khi khóa được khớp vai, sau đó ấn lên phía trước để ném.

Luyện tập vũ khí trong Aikido theo truyền thống bao gồm gậy ngắn (jō), kiếm gỗ (bokken), và dao (tantō). Ngày nay, một vài trường cũng đã kết hợp các kĩ thuật cướp súng. Cả cướp vũ khí và giữ vũ khí thỉnh thoảng cũng được dạy, để hoàn chỉnh khía cạnh vũ trang và phi vũ trang, mặc dù một số trường Aikido không hề luyện tập với vũ khí. Những trường khác, như Aikido Iwama của Morihiro Saito (斉藤 守弘 Saitō Morihiro, 1928–2002), thường luyện tập phần lớn thời gian với bokken và jō, dùng các tên aiki-ken, và aiki-jō, tương ứng. Người sáng lập đã phát triển rất phần lớn Aikido tay không từ các cách di chuyển của kiếm và gậy, vì vậy việc luyện tập các bước di chuyển này thường dành cho mục đích cảm nhận về nguồn gốc của đòn đánh và bước di chuyển.

Theo Wikipedia

Đăng nhận xét