The Butterfly Hands Of Wing Chun - Po Pai by Gary Lam - Vịnh Xuân Điệp Chưởng

30.000 VNĐ

Po Pai hay Po Pai Jeung hoặc Butterfly Hands người Việt mình thường gọi là Điệp Chưởng là một trong những bộ kỹ thuật rất hay của Vịnh Xuân. 

The Butterfly Hands Of Wing Chun - Po Pai by Gary Lam - Vịnh Xuân Điệp Chưởng

Bởi khi được vận dụng đúng cách bạn sẽ có thể phát lực rất mạnh và tấn công đối phương ở mọi tư thế và nó đặc biệt phát huy tác dụng mạnh mẽ trong lúc Tầm Kiều hay Dính Tay.

The Butterfly Hands Of Wing Chun - Po Pai by Gary Lam - Vịnh Xuân Điệp Chưởng

Bạn có thể sử dụng Po Pai để đẩy đối phương vào tường, hoặc đẩy từ trên xuống, đẩy ngang hoặc đẩy đứng, nói chung Po Pai có thể áp dụng ở mọi tư thế. Trong DVD The Butterfly Hands Of Wing Chun - Po Pai by Gary Lam này, bạn sẽ được học tất cả những kỹ thuật tinh tế nhất của Vịnh Xuân để áp dụng Po Pai hiệu quả vào tập luyện cũng như chiến đấu.

The Butterfly Hands Of Wing Chun - Po Pai by Gary Lam - Vịnh Xuân Điệp Chưởng

Trân trọng giới thiệu!

Nhà sản xuất: GZ Beauty Productions
Võ sư: Gary Lam
Tên Tiếng Việt: Vịnh Xuân Điệp Chưởng
Định dạng: Decoded DVD VIDEO, DVD-5, PAL, AC-3, 192 Kbps
Tỷ lệ: 4:3
Menu: No
Loại tập tin:
VOB, INFO,...
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Phụ đề: Không
Loại phụ đề:
No
Tổng số tập:
2
Số lượng đĩa:
1
Xuất xứ:
USA
Năm sản xuất:
2010
Độ tuổi thích hợp: G
Tổng thời lượng:
Khoảng 27 phút

The Butterfly Hands Of Wing Chun - Po Pai by Gary Lam - Vịnh Xuân Điệp Chưởng

Khi quý khách cần tư vấn hoặc đặt hàng, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Nhân viên Tư vấn và Bán hàng: Dương Trọng Hiếu
Điện thoại: 0973.422.364 (24/7) - 08.54.033.798 (giờ hành chính)
Email: dathang@sachvang.vn hoặc thongbao@sachvang.org

The Butterfly Hands Of Wing Chun - Po Pai by Gary Lam - Vịnh Xuân Điệp Chưởng

Nguồn gốc và phát triển của Vịnh Xuân Quyền
 
Tại Quảng Đông và Hương Cảng, hiện lưu hành 2 thuyết về nguồn gốc của môn Vịnh Xuân Quyền.

1) Thuyết của Diệp Vấn và Lương Quang Mãn :
 
Thuyết của Diệp Vấn (Yip Man) cho Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ Ngũ Mai sư thái, một trong năm người tương truyền đã trốn thoát cuc hỏa thiêu chùa Thiếu Lâm vào thế kỷ thứ 18. Bốn người kia là Phùng Đạo Đức, Chí Thiện thiền sư, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiền.
Ngũ Mai sư thái, sau khi nhìn một cuộc ấu đả giửa con hạc và con cáo, sáng tác ra môn quyền mới rồi truyền môn đó lại cho Nghiêm Vịnh Xuân. Nghiêm dạy lại cho chồng là Lương Bác Trù. Lương Bác Trù sau đó cho tên là Vịnh Xuân Quyền.

Đệ tử của Lương Bác Trù là y sỉ Lương Lan Quế. Lương Lan Quế truyền cho Hoàng Hoa Bảo, diễn viên của một đoàn hát dạo. Vào thời đó, Vịnh Xuân Môn chỉ có quyền thuật và môn đao pháp gọi là Bát trảm đao. Trong đi hát của Hoàng Hoa Bảo, có một người lái thuyền, tên là Lương Nhị Để, giỏi môn Lục điểm bán côn (môn côn pháp nầy Lương học với… Chí Thiện thiền sư!). Hai người trao đổi nhau quyền, đao và côn. Lương dựa theo lý thuyết của Vịnh Xuân để sáng tác ra phương pháp “Li côn” (Niêm côn), tương tự như phương pháp “Li thủ” (Niêm thủ).

Theo Lương Quang Mãn (Quảng Đông), Nghiêm Vịnh Xuân không học với Ngũ Mai sư thái, mà sáng chế môn võ sau khi nhìn thấy bạch hạc đánh với thanh xà. Bà cùng với chồng là Lương Bác Trù đến Quảng Đông truyền dạy Vịnh Xuân Quyền cho bốn người hát dạo là Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để, A Cẩm (còn có tên là Đại Hoa Diện Cẩm) và Tôn Phước.
Lương Nhị Để truyền cho Lương Tán, người tỉnh Phật Sơn, một lương y với biệt danh là “Vịnh Xuân Quyền vương”. Ông có bốn người học trò : hai đứa con trai là Lương Xuân và Lương Bích, Mộc Nhân Hoa và Trần Hoa Thuận tự Hoa Tiền Hoa.

Trần Hoa Thuận có tất cả 16 học trò : con trai Trần Nhử Miên, những đệ tử Ngô Trọng Tố, Lôi Nhử Tể, Diêu Tài, Quách Bảo Toàn, Diệp Vấn… Sau khi Trần Hoa Thuận mất, Diệp Vấn tiếp tục học với Ngô Trọng Tố. Sau đó Diệp Vấn được may mắn thọ giáo với Lương Bích, con trai của Lương Tán.

Trên đây chỉ ghi lại những điều được truyền lại trong giới võ thuật, dỉ nhiên chúng tôi không tin là chuyện Nghiêm Vịnh Xuân và Ngũ Mai có thật.

2) Thuyết của Bành Nam và Diệp Chuẩn :
Hiện nay tại tỉnh Quảng Đông, Vịnh Xuân Quyền vẩn được truyền dạy.
Theo Bành Nam (Pan Nam, 1909-1995), truyền nhân đời thứ hai của Lôi Nhử Tể và Trần Nhử Miên, môn Vịnh Xuân bắt nguồn từ ni cô Nhất Trần. Bà có một đệ tử là Trương Ngũ tự Than Thủ Ngũ, người tỉnh Hồ Nam.

Theo Diệp Chuẩn (Yip Chun), con của Diệp Vấn, quyển “Việt kịch sử nghiên cứu” của Khiếu Hà Quân, có ghi lại : “Trước triều Hoàng Đế Ung Chánh, sự phát triển của hát kịch ở tỉnh Quảng Đông rất hạn chế. Vì thiếu sự tổ chức qui mô. Dưới triều Hoàng Đế Ung Chánh (1723-1736), Trương Ngũ, tự Than Thủ Ngũ, người tỉnh Hồ Nam đem thuật hát kịch tới tỉnh Phật Sơn và tổ chức lại Hồng Hoa Hội quán. Từ đó Việt kịch mới phát triển.” Sách còn ghi thêm : “Ngoài hát kịch ra, Than Thủ Ngũ còn giỏi võ thuật. Thế “Than thủ” của ông danh tiếng trong Võ Lâm.”

Diệp Chuẩn còn tìm được trong “Trung Quốc hí khúc sử” của Mảnh Dao, quyển III, trang 631, xuất bản lần thứ nhất vào năm 1968, đoạn văn như sau : “Dưới triều Hoàng Đế Ung Chánh, Trương Ngũ không ở lại Kinh được, nên phải lẩn tránh tại Phật Sơn. Ông còn có biệt danh là Than Thủ Ngũ, rất giỏi văn chương và võ thuật, tinh thông nhạc và thuật hát kịch. Ông đặc biệt giỏi môn võ của Thiêu Lâm tự. Tại Phật Sơn, ông truyền lại môn hát kịch và võ nghệ trong giới “Hồng Thuyền đệ tử” và thành lập Hồng Hoa Hội quán. Cho tới nay, Trương Ngũ vẩn được tôn là tổ môn kịch của tỉnh Quảng Đông.”

Vì chuyện Trương Ngũ tới Phật Sơn xẩy ra dưới triều đại Hoàng Đế Ung Chánh (1723-1736), hơn một trăm năm sự tích Nghiêm Vịnh Xuân (dưới triều Hoàng Đế Đạo Quang trị vì từ 1821 tới 1850) nên Diệp Chuẩn cho thuyết nầy đáng tin hơn. Vả lại thế Than thủ là một đặc kỹ của Vịnh Xuân Quyền, không tìm thấy trong môn phái khác. Và theo Diệp Chuẩn, bộ pháp “Nhị tự kiềm dương mã” thích hợp với sư di chuyển trên thuyền bè, nơi mà những người hát dạo thường sống!

Theo Bành Nam, Vịnh Xuân Quyền truyền từ Than Thủ Ngũ (đầu thế kỷ thứ 18) tới Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để và Đại Hoa Diện Cẩm, người trong giới “Hồng thuyền tử đệ”.

3) Những nơi phát triển Vịnh Xuân Quyền :
Hiện nay tại Trung Quốc, Vịnh Xuân bành trướng tại tỉnh Quảng Đông. Tại Quảng Châu có Bành Nam, Sầm Năng; tại Phật Sơn có Lương Quang Mãn, Trần Ứng Tùng, Châu Kiện Cường; tại Thuận Đức, có cháu nội của Trần Hoa Thuận; tại Úc Môn, có Lương Quyền… Tất cả đều có nguồn gốc từ Trần Hoa Thuận.

Diệp Vấn (Yip Man, 1898-1972) là người đầu tiên phổ biến môn Vịnh Xuân tại Hương Cảng. Từ Hương Cảng, Vịnh Xuân Quyền bành trướng tới Âu Châu (Pháp, Anh, Đức…), Úc Châu và Mỹ Châu.

Môn Vịnh Xuân nhập Việt Nam nhờ công của Nguyễn Tể Vân (1877-1960). Tại đây, ông được biết với tên là Nguyễn Tế Công hay Cống Xếnh Xáng (Công Tiên sinh). Học trò tại Việt Nam là Nguyễn Duy Hải (1917-1988), Lục Vỉnh Khải (khoảng 1929-1979), Ngô Sĩ Quý, Trần Văn Phùng (1902-1988), Trần Thúc Tiền, Đổ Bá Vinh…

Bài bản ông truyền tại Việt Nam là Tiểu niểm đầu, Mộc nhân thung, Lục điểm bán côn và Bát trảm đao. Ông còn truyền thêm bài Ngũ hình quyền.

Theo Võ Lê, tại Sài Gòn, có Hoắc Phi Hùng, Huỳnh Bá Phước, Phùng Điềm truyền dạy Vịnh Xuân Quyền.

Và cuối cùng, chi phái của Diệp Vấn được lưu truyền vào thập niên 1970 trong một thời gian ngắn tại Sài Gòn.

Đăng nhận xét