Chinese Wrestling - Shuai Jiao - Luyện Võ Vật Cổ Truyền Trung Hoa

60.000 VNĐ

Shuai Jiao tiếng Việt mình gọi là Suất Giảo bên Tây Dương họ gọi là Chinese Wrestling hay Võ Vật Cổ Truyền Trung Hoa là một môn Vật cực kỳ hay và đã được hình thành từ rất sớm, có lẽ là sớm nhất trong lịch sử võ học Trung Quốc. 

Chinese Wrestling - Shuai Jiao - Luyện Võ Vật Cổ Truyền Trung Hoa


Từ năm 2687 TCN, lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận là quân đội đã sử dụng một loại võ có tên là Jiao Di (Kiều Dĩ-tên cũ của môn Suất Giảo ngày nay) để dẹp phản loạn.

Chinese Wrestling - Shuai Jiao - Luyện Võ Vật Cổ Truyền Trung Hoa

Shuai Jiao có nhiều hệ phái khác nhau và thường được phân theo từng tỉnh thành, khu vực cụ thể như: Suất Giảo Bắc Kinh, Thiên Tân, Bảo Định, Hà Bắc, Mông Cổ,... Trong các thời kỳ Quân chủ, môn này được sử dụng khá nhiều trong việc tuyển chọn vệ sỹ của nhà vua và được lưu truyền khá rộng rãi trong dân gian và được xem là môn thể thao phổ thông.

Chinese Wrestling - Shuai Jiao - Luyện Võ Vật Cổ Truyền Trung Hoa

Triết lý của môn Suất Giảo là: Ném, Quăng, Vật, Cầm Nã và còn rất nhiều điều đặc biệt khác mà không một môn Vật nào có được. Vậy cụ thể nó là gì? Học có khó không? Có dùng nó để tự vệ và chiến đấu được không? bạn có thể tự tìm câu trả lời trong bộ DVD gồm 4 tập chứa trong 2 DVD mang tên Chinese Wrestling - Shuai Jiao.

Chinese Wrestling - Shuai Jiao - Luyện Võ Vật Cổ Truyền Trung Hoa

Trân trọng giới thiệu!

Nhà sản xuất: GZ-Beauty Presents
Võ sư: Chineses Wrestling Master
Tên tiếng Việt: Luyện Võ Vật Cổ Truyền Trung Hoa
Định dạng: Decoded DVD VIDEO, DVD-5, PAL, AC-3, 192kbps, 48.0khz, 16bit, 2 channels
Tỷ lệ: 4:3
Menu: No
Loại tập tin: VOB, INFO,...
Ngôn ngữ: Tiếng Hoa
Phụ đề: No
Loại phụ đề: No
Tổng số tập: 4
Tổng thời lượng: 190 phút/2 DVD
Xuất xứ: Trung Hoa
Số lượng đĩa: 2
Năm phát hành: 1985
Độ tuổi thích hợp: G

Khi quý khách cần tư vấn hoặc đặt hàng, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Nhân viên Tư vấn và Bán hàng: Dương Trọng Hiếu
Điện thoại: 0973.422.364 (24/7) - 08.54.033.798 (giờ hành chính)
Email: dathang@sachvang.vn hoặc thongbao@sachvang.org

Nam quyền - Quyền thuật tinh hoa, đa lưu pháiNam quyền có lịch sử từ lâu đời, nguồn gốc đến hơn 400 năm lưu hành ở các tỉnh bờ nam sông Trường Giang. Nam quyền ở các nơi phát triển qua thời gian mà tự thành chỉnh thể và mang phong cách riêng.
   
Quyền thuật đa lưu phái

Với nội dung vô cùng phong phú, có thể nói là thâu tóm phần lớn những tinh hoa võ học dân gian của Trung Hoa, các lưu phái Nam quyền trải dài suốt một dải bờ nam sông Trường Giang ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Chiết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tô… đủ cho thấy sự đa dạng cũng như đặc thù riêng của mỗi lưu phái do hấp thụ văn hoá theo từng vùng miền, từng dòng họ.

Trong Nam quyền Quảng Đông trừ Hồng Gia quyền, Lưu gia quyền, Sái (Thái) gia quyền, Lý gia quyền, Mạc gia quyền hay còn được gọi là “Ngũ đại lưu phái”. Ngoài ra còn có Vịnh Xuân quyền, Côn Luân quyền, Hổ hạc song hình quyền (hai hình hổ hạc), Sái (Thái) Lý Phật quyền, Hiệp gia quyền, Bạch Mi quyền, Nam cực quyền, Nho quyền, Phật gia quyền, Điêu gia giáo, Chung gia giáo…

Nam quyền Quảng Tây có Chu gia quyền, Đồ long quyền, Hồng môn phục hổ quyền và Tiểu sách đả…

Nam quyền Phúc Kiến có Ngũ hình quyền (long, xà, hổ, báo, hạc quyền Nam Thiếu Lâm), Ngũ tổ quyền, La Hán quyền, Mai Hoa trang, Liên thành quyền, Địa thuật quyền pháp, Vĩnh gia pháp, Ngư pháp (Cá pháp), Kê pháp (Gà pháp), Sư quyền (Sư tử), Hầu quyền (Khỉ), Ngũ Mai quyền, Nho pháp, Phỏng điểu tích (theo dấu chim)… rất nhiều lưu phái.

Nam quyền Hồ Nam có Vu gia quyền, Hồng gia quyền, Khổng Môn quyền, Nhạc gia quyền, Ngư Môn quyền, Tôn Môn quyền là 5 phái lớn. Còn Vũ gia nghệ, Nại Môn, Phật Môn, Ẩn tiên Môn, Thuỷ Hử Môn, Nghiêm Môn, Hùng Môn, Chưng Môn…

Nam quyền Tứ Xuyên có Tang, Nhạc, Triệu, Đỗ, Hồng, Hoá, Tự, Hội là 8 lưu phái lớn.

Nam quyền Chiết Giang có Hắc hổ quyền, Kim Cương quyền, Ôn Châu Nam quyền, Đài Châu Nam quyền.

Nam quyền Giang Tô cũng có sự khác biệt giữa quyền của Tô Châu, Vô Tích, Thượng Hải, Hàng Châu…

Liệt kê như vậy cho thấy sự đa dạng về tên gọi cũng như tính vùng miền ảnh hưởng rất lớn đến Nam quyền. Ngoài những tính chất chung, do đặc thù địa phương hay dòng họ mà Nam quyền lại mang những bản sắc riêng.


Đặc điểm chung của Nam quyền là lấy hình làm quyền, lấy ý làm thần, lấy khí thúc lực, lấy quan phát khí (quan ở đây là đóng, tức bế khí); động tác giản dị rõ ràng, thế quyền kịch liệt, giàu vẻ đẹp dương cương; chi trên động tác tương đối nhiều.

Về thân pháp thì yêu cầu trầm vai hạ khuỷu, co ngực mở lưng; về thủ pháp thì chuyên đánh ngắn, cầm nã, điểm đánh các huyệt vị. Về bộ pháp phần lớn yêu cầu lấy tứ bình đại mã làm cơ sở, trọng tâm hạ tương đối thấp, bộ pháp ôn định vững vàng, đồng thời yêu cầu hạ chân xuống đất bám chặt như mọc rễ.

Đăng nhận xét