Aikido Seminar by Sensei Koichi Barrish - Hội Thảo Hiệp Khí Đạo với Võ Sư Koichi Barrish

30.000 VNĐ

Aikido Seminar by Sensei Koichi Barrish là DVD hội thảo về Hiệp Khí Đạo do võ sư Koichi Barrish thực hiện tại trường Aikido Kannagara Dojo tại Moscow năm 2007. Đây là một trong những DVD chất lượng về Aikido với phương pháp huấn luyện rất trực quan và rõ nét.

Aikido Seminar by Sensei Koichi Barrish - Hội Thảo Hiệp Khí Đạo với Võ Sư Koichi Barrish
Vì là DVD hội thảo nên mọi kỹ thuật được hướng dẫn trong video thường không theo tuần tự, do vậy sẽ khó khăn cho người mới tập nhưng đối với những người muốn nâng cao trình độ Aikido của mình thì đây quả là ấn phẩm đáng để xem bởi nó chứa nhiều kỹ thuật rất riêng và độc đáo của sensei Koichi Barrish mà không một ấn phẩm nào có được. 

Aikido Seminar by Sensei Koichi Barrish - Hội Thảo Hiệp Khí Đạo với Võ Sư Koichi Barrish

Nó cho phép bạn thực hành và đi ngay vào kỹ thuật. Khi xem và làm theo sự chỉ dẫn bạn sẽ rất nhanh chóng chóng nâng tầm bản thân mình lên một cấp độ mới.

Aikido Seminar by Sensei Koichi Barrish - Hội Thảo Hiệp Khí Đạo với Võ Sư Koichi Barrish

Trân trọng giới thiệu!

Nhà sản xuất: Koichi Barrish Presents
Võ sư: Koichi Barrish
Tên tiếng Việt: Hội Thảo Hiệp Khí Đạo với Võ Sư Koichi Barrish
Định dạng: Original DVD VIDEO, DVD-5, PAL, AC-3, 192kbps, 48.0khz, 16bit, 2 channels
Tỷ lệ: 4:3
Menu: No
Loại tập tin: VOB, INFO,...
Ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga
Phụ đề: No
Loại phụ đề: No
Tổng số tập: 1
Tổng thời lượng: 108 phút
Xuất xứ: Russian
Số lượng đĩa: 1
Năm phát hành: 2007
Độ tuổi thích hợp: G

Khi quý khách cần tư vấn hoặc đặt hàng, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Nhân viên Tư vấn và Bán hàng: Dương Trọng Hiếu
Điện thoại: 0973.422.364 (24/7) - 08.54.033.798 (giờ hành chính)
Email: dathang@sachvang.vn hoặc thongbao@sachvang.org
 
Quan niệm của Bác Hồ về võ cổ truyền Việt Nam 

Một lần, thấy Bác đang mải miết tập quyền cước, cố võ sư Trần Công buột miệng hỏi: “Dạ thưa, Bác cũng tập võ Tàu?”…Đây chính là bài quyền bác học được của người Trung Quốc, Bác trả lời “Chú nói thế không phải, mà phải gọi là võ Việt Nam!”

Có một lần, vào khoảng năm 1961, cố võ sư Trần Công (nguyên Chủ tịch Hội đồng cố vấn hội võ thuật Hà Nội, người sáng lập võ phái Huyền Công Đạo) được Bác Hồ mời đến thăm nơi Bác ở.

Tại đây, thấy Bác đang mải miết tập quyền cước, ông buột miệng hỏi: “Dạ thưa, Bác cũng tập võ Tàu?”. Nghe câu hỏi của ông, ngừng tập Bác quay sang từ tốn: “Sao chú lại hỏi thế?”. “Dạ, cháu thấy bài quyền Bác đang tập có xuất xứ từ Trung Quốc”.

“Đúng, chú nói đúng rồi! Đây chính là bài quyền bác học được của người Trung Quốc, nhưng không thể gọi là võ Tàu được!”. “Thế gọi là võ Trung Quốc, thưa Bác!”. “Chú nói thế cũng không phải, mà phải gọi là võ Việt Nam!”.

Câu khẳng định của Bác làm cố võ sư ngạc nhiên, không hiểu. Thấy vẻ bối rối của ông, Bác khẽ mỉm cười, kéo ông ngồi xuống, Người nói: “Nhà chú có ao thả cá, nhà hàng xóm của chú cũng có ao thả cá. Một hôm, trời mưa, nước lớn, cá nhà chú tràn sang ao nhà hàng xóm thì chú có sang đó mà nhận hay đòi lại cá nhà mình được không? Võ cũng vậy, từ Trung Quốc chảy xuống nước ta thì phải gọi là võ ta chứ!”. Triết lý đơn giản nhưng vô cùng chí lý của Người khiến ông suy nghĩ.

Thấy thế, Bác liền vỗ vai, thân mật: Chú là người giỏi võ, chú phải cố gắng làm sao để cả dân tộc ta học được võ, có thế thì mới có sức khỏe để bảo vệ và kiến thiết đất nước! Phong trào học võ, rèn luyện sức khoẻ phải nở như hoa!. Ông bảo, chỉ một lần gặp ấy thôi, ông đã phục sát đất sự uyên bác của Bác Hồ, người mà ông cả đời kính trọng, quý yêu.

Bên trên là một mẩu chuyện kể về Bác Hồ và quan niệm về võ cổ truyền dân tộc. Nó cũng làm tôi nhớ lại câu nói của một võ sư nước ngoài đã từng gặp: “Martial arts have not boundary” (võ thuật không tồn tại biên giới). Nó chỉ quan trọng xem bạn còn chân để đá, còn tay để đấm, và còn ý chí để rèn luyện hay không. Những thứ như màu da, quốc tịch, tôn giáo, chẳng có nghĩa lý gì trong võ thuật.

Đăng nhận xét